1. “Chỉ có những sinh viên xuất sắc mới giành được học bổng”

Thực tế, chỉ có một số lượng nhỏ các tổ chức trao học bổng cho những sinh viên có kết quả học tập xuất sắc. Giành được học bổng hay không dựa vào rất nhiều yếu tố khác nữa, từ quốc tịch của bạn cho tới bố mẹ bạn làm nghề gì, vì vậy hãy nhớ rằng luôn luôn phải tìm hiểu kĩ về các yêu cầu của học bổng nếu không thì bạn sẽ bỏ lỡ một suất học bổng rất quý giá đấy.

  1. “Học bổng rất hiếm”

Chỉ có những tổ chức trao học bổng lớn mới được biết đến, điều này dẫn đến một lầm tưởng nghiêm trọng rằng có rất ít các suất học bổng và việc giành lấy một suất cho riêng mình là điều bất khả thi. Tuy nhiên, sự thật lại là điều trái ngược hoàn toàn. Theo tính toán, có tới hơn 8,000 tổ chức trao học bổng chỉ tính riêng trên lãnh thổ Liên minh Châu âu, và nhiều tổ chức gặp khó khăn trong việc tìm kiếm học sinh để lấp đầy các suất học bổng. Bí quyết ở đây là bạn phải tìm hiểu và tìm kiếm suất học bổng phù hợp nhất với bạn.

  1. “Bạn phải là người năng nổ trong các hoạt động xã hội để giành được học bổng”

Điều này chỉ đúng đối với một số học bổng, bạn cần phải tham gia vào các hoạt động xã hội hay từ thiện khác khau, những đối với nhiều học bổng khác, điều này lại không cần thết. Vì vậy nếu bạn không có kinh nghiệm hoạt động xã hội hay tình nguyện, bạn chỉ cần tìm học bổng phù hợp với mình.

  1. “Các chi phí quá lớn để có thể chi trả”

Mỗi học bổng có những mức hỗ trợ tài chính khác nhau. Một số học bổng chỉ bao gồm vài trăm ơ-rô, nhưng những học bổng khác có thể hỗ trợ lên tới €1,500 một tháng. Các khóa học mà bạn theo học có trình độ cao hơn thì sẽ được hỗ trợ nhiều hơn, ví dụ hỗ trợ cho khóa học tiến sĩ sẽ cao hơn thạc sĩ. Lưu ý rằng bạn có thể đăng ký một vài học bổng, có sự trợ giúp của 2 hay 3 học bổng sẽ giúp ích cho bạn hơn, và điều đó hoàn toàn hợp lệ. Ngoài ra bạn có thể xoay sở bằng các khoản vay hay thu nhập từ các công việc bán thời gian trong trường hợp học bổng không hỗ trợ toàn bộ chi phí.

  1. “Tím kiếm học bổng tốn rất nhiều thời gian mà không có gì đảm bảo”

Đúng là trong quá khứ việc tìm kiếm học bổng rất khó khăn và mất rất nhiều thời gian. Bạn cần phải sử dụng rất nhiều nguồn tham khảo khác nhau, tuy nhiên thông tin rất rải rác và không đầy đủ. Ngày nay đã có rất nhiều cơ sở dữ liệu đầy đủ để giúp bạn tìm được một học bổng phù hợp. Tại www.european-funding-guide.eu bạn chỉ mất vài phút để thiết lập hồ sơ, sau đó bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về tất cả những học bổng phù hợp với hồ sơ của bạn, điều đó giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian.

  1. “Quá trình xin học bổng mất quá nhiều thời gian”

Thực ra, việc đăng ký học bổng thường rất đơn giản, yêu cầu ít thông tin hơn là đi xin việc. Hồ sơ đăng ký có thể được hoàn thiện và nộp qua email. Cho dù có mất quá nhiều thời gian, bạn hãy nghĩ rằng đó là khoản “đầu tư” mà sau này bạn sẽ được nhận lại nhiều hơn rất nhiều.

  1. “Cơ hội của tôi không lớn khi có quá nhiều hồ sơ đăng ký khác”

Nhiều học bổng nổi tiếng thực sự nhận được rất nhiều hồ sơ đăng ký, tuy nhiên những tổ chức học bông nhỏ hơn, ít nổi tiếng hơn thường nói rằng họ không nhận đủ hồ sơ đăng kí. Tận dụng khả năng tìm kiếm của bạn sẽ giúp bạn tìm thấy những học bổng ít được biết đến do đó cũng sẽ ít sự cạnh tranh hơn.

  1. “Điều kiện để có học bổng là tôi phải có nhu cầu về tài chính”

Điều này chỉ đúng với một số tổ chức trao học bổng, họ phải kiểm tra điều kiện tài chính của người đăng ký để tránh việc số người đăng ký quá nhiều. Những học bổng còn lại thường nhằm giúp nâng cao chuyên môn của một nghê nghiệp nào đó hoặc giúp đỡ học sinh, sinh viên tại những vùng miền nhất định. Những học bổng này sẽ không yêu cầu nhu cầu hỗ trợ tài chính.

  1. “Học bổng chỉ được trao khi bắt đầu một khóa học”

Bạn sắp hoàn thành khóa học và cần sự giúp đỡ về tài chính để có thể tốt nghiệp? Suy nghĩ rằng bạn chỉ có thể xin học bổng khi mới bắt đầu một khóa học là một sai lầm – thực ra bạn có thể đăng ký học bổng cho dù tiến trình học của bạn đang tới đâu.

  1. Học bổng chỉ hỗ trợ chi phí sinh hoạt

Ngoài chi phí sinh hoạt, học bổng còn hỗ trợ những chi phí khác, từ chi phí học tập và đi lại cho đến các thiết bị học tập, sách và thậm chí cả in ấn. Có những nguồn tài trợ cho tất cả mọi thứ từ các khóa học ngoại ngữ và các chuyến đi nghiên cứu, hoặc thậm chí là một chuyến đi thử trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

                                                                                                                      Đình Huy (CIEC) – Theo TopUniversities